11/09/2022
PHẢ KÝ
LƯỢC KHẢO HỌ ĐOÀN VIỆT NAM (ĐOÀN TỘC ĐẠI TÔN)

Dòng họ Đoàn phát tích vào cuối thế kỷ thứ IX đầu thế kỷ thứ X. Theo các tư liệu lịch sử ghi chép lại thì ở thời nhà Đường, dòng họ Đoàn đã nổi tiếng. Đặc biệt tại huyện kinh Viễn, tỉnh Vân nam (Trung Quốc) có tộc họ Đoàn với số đinh lớn, bề thế, có ảnh hưởng không những đối với các triều đại phong kiến trước đây mà cả trong quá trình xây dựng đất nước giai đoạn hiện nay.

Trong thời kỳ 1.000 năm Bắc thuộc, do chính sách Hán hóa của các triều đại phong kiến Trung Hoa, nhiều người Hán đã sang sinh cơ lập nghiệp ở Việt Nam. Mặc dầu là người Hán sang Việt Nam để thực hiện chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc, nhưng có thể nói xét về đại thể chính sách Hán hóa đã thất bại. Không những thế có rất nhiều người Hán đã tự nguyện đứng vào hàng ngũ những người con nước Việt để đấu tranh lại với các thế lực phong kiến phương Bắc.

Một trong những người đó là ông Đoàn Duy Lương. Ông sinh ra tại thành phố Bình Biến, huyện Kinh Viên (cách thị xã Lào Cai khoảng 400km) thuộc tỉnh Vân Nam, Trung quốc vào khoảng năm 880. Ông sang Việt Nam vào khoảng

năm 917.

Khi cuộc kháng chiến của Ngô Quyền chống quân Nam Hán (938) nổ ra thì ông Đoàn Duy Lương đã là một vị tướng tham gia rất tích cực cùng Ngô Quyền chống giặc. Năm 938, khi Ngô Quyền giành thắng lợi, khẳng định chủ quyền đất nước đã ghi công lớn cho ông Đoàn Duy Lương.

Cụ tổ Đoàn Duy Lượng tương truyền sinh được 2 người con trai, nhưng gia phả Đoàn tộc đại tôn không ghi rõ họ tên. Cũng theo gia phả thì người con trai cả của ông Đoàn Duy Lương sinh được 2 con là cụ tổ Đoàn Văn Khâm và Đoàn Duy Hải, còn con trai thứ của cụ tổ Đoàn Duy Lương không thấy nhắc đến.

Đến năm 1020 (triều Lý Thái Tổ, 1010- 1028), Cụ Đoàn Duy Lương cùng 2 cháu là Đoàn Văn Khâm và Đoàn Duy Hải và đại gia dình đã chuyển địa điểm sinh sống từ huyện Từ Liêm (Hà Nội) về làng Tô Xuyên, Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Thái Bình là quê ngoại cụ Đoàn Duy Lượng.

15 năm sau đó, cụ tổ Đoàn Văn Khám lại tiếp tục chuyển toàn bộ gia đình từ huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình về sinh sống tại xã Cổ Phúc, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Cụ Đoàn Duy Hải vẫn ở lại sinh sống tại Thái Bình. Sau này theo gia phả thì cụ tổ Đoàn Duy Hải không có người nối dõi, nên họ Đoàn chủ yếu phát triển từ nhánh anh trai cả của cụ Đoàn Văn Khâm.

Theo các tư liệu lịch sử thì cụ tổ Đoàn Văn Khâm là một trong những thi sinh đầu tiên đỗ đạt dưới triều Lý. Cụ Đoàn Văn Khám là thí sinh khai khoa thời Lý Nhân Tông, được bổ nhiệm làm quan đến chức Công bố Thượng thư, Như vậy, từ cụ thuy to Đoàn Duy Lương đến nay. Đoàn tộc đại tồn đã tốn tại và phát triển ở Việt Nam trên 1.100 năm với 47 dời con cháu.

Với thời gian trên 1.100 năm tồn tại và phát triển, từ cho một cụ tổ là Đoàn Duy Lượng, đến nay Đoàn tộc đại tôn đã phát triển rất hùng hậu với 96 chi tộc họ Đoàn ở khắp đất nước: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu, Bắc Cạn, Thái Bình, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Vũng Tàu. Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang. Hậu Giang, Tiền Giang. Đóng Tháp, Cà Mẫu, Bến Tre, Đắc lắc, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước... với hàng triệu con cháu.

Sự phát tích của Đoàn tộc dại tôn và các chỉ tộc họ Đoàn ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước là do những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội tác động. Trong đó có sự phát tích họ Đoàn ở Diễn Châu (Nghệ An) và Đức Thọ (Hà Tĩnh) là một điển hình.

Vào đầu thế kỷ XIII, hậu duệ 6 đời của cụ Đoàn Văn Khâm là Đoàn Phúc Thượng (còn gọi là Đoàn Thượng) làm quan đến chức Phân phủ Hồng Châu và sau đó được thăng chức Tả tướng Điện tiền. Năm 1212, nhận lệnh triều đình về Hồng Châu mô quản. Đây cũng là thời kỳ nhà Lý suy vong, quan quân mỗi người hùng cứ một phương. Cũng như nhiều vị quan đại thần dương thời, cụ Đoàn Phúc Thượng đã tự xưng Vương ở Đông Hải rồi cùng em trai là Đoàn Chủ lập căn cứ ở Bán Mao (gắn Thăng Long) để chống lại nhà Lý. Năm 1218 cụ Đoàn Phúc Thương bị Tể tướng Trần Thủ Độ đánh bại và sau đó cụ bị nhà Trần lập mưu giết hại.
Cụ Đoàn Phúc Thượng có 2 người con là Đoàn Phúc Khuê và Đoàn Lôi. Cụ Đoàn Lôi sau khi cha chết thì thoả hiệp với nhà Trấn và được Trán Thừa (chú ruột của vua Trần Cảnh) gả em ruột của mình là Trần Tam Nương và gia đình cụ Đoàn Lối sống an nhàn, ẩn dật tại Thái Bình, phát tích một chi tộc họ Đoàn rất lớn tại địa phương này.

Nói về cụ Đoàn Phúc Khuê, sau khi cha bị giết, không cam phận làm dây tớ, đã đưa toàn bộ gia đình chạy loạn vào vùng Ngọc Sơn thuộc Châu Diễn, nay thuộc địa phận xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An để ẩn cư, chờ ngày trả thù cho cha. Kể từ đó phát tích một chỉ tộc họ Đoàn tại xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Đó là khoảng năm 1230.

Trong các thế kỷ XIII và XIV, sau 3 lần đánh tan quân Nguyên, nhà Trần phát triển tương đối thịnh vượng, muốn dân an hưởng thái bình. Đây cũng là thời kỳ chi tộc họ Đoàn ở Diễn An phát triển rất nhanh về số lượng. Tuy nhiên vào thời gian từ 1362 đến 1375 nạn đói khủng khiếp liên tiếp xảy ra, nền kinh tế của nhà Trần suy yếu nhanh chóng, nhà Trần rơi vào khủng hoảng. Đó cũng là thời kỳ khởi nghĩa nông dân nó ra liên tiếp.

Trước tình hình đó, năm 1400, Hồ Quý Ly làm chính biển cướp ngôi nhà Trấn. Nhưng Hồ Quý Ly cướp ngôi chỉ được mấy năm, đến 1406, quân Minh xâm chiếm nước ta, nhà Hồ chạy loạn vào Cẩm Thủy, Thanh Hoá. Để chống giặc Minh, Lê Lợi đã đứng lên dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hóa). Các con cháu họ Đoàn ở Thanh Hoá. Nghệ An, Hà Tĩnh nhiều vùng, nhiều người đã tham gia nghĩa quân Lam Sơn, chống lại giác Minh.

Sau khi đánh tan quân Minh. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế và ra sức củng cố quyền lực, khỏi phục chế độ khoa cử, chấn hưng đất nước. Nhưng trong lịch sử đất nước, sau khi dạt đến trình độ cao về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vào thời Lê Thánh Tông (1470- 1497), thì nhà Lê suy vị rất nhanh. Đến dời Lê Uy Mục (1505 1509) và Lê Tương Dực (1509 1516) thì triều đình nhà Lê không còn chú ý đến chính sự, chỉ biết ăn chơi, xa hoa, dãy con dân vào vòng khổ cực.

Trong bối cảnh loạn lạc đó, nhà Mạc tiếm ngôi vào năm 1516, tiếp đến họ Trịnh (ở Thanh Hoá) mượn cớ “phò Lê diệt Mục" đã thao túng việc triều chính. Đây cũng là giai đoạn nhân dân trăm họ rất khổ cực, tìm cách ẩn dật, chạy loạn. tìm nơi yên bình, kiếm đất sinh sống. Chính sự biến này có ý nghĩa rất lớn đến việc hình thành nhiều chi tộc họ ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong đó có họ Đoàn.

Đặc biệt, từ năm 1558, Nguyễn Hoàng muốn thoát khỏi sự chèn ép của Trịnh Kiểm (Trịnh Kiểm là con rễ của Nguyễn Hoàng) đã xin vào làm Trấn thủ Thuận Hoá, mục đích muốn biển Thuận Quảng làm vùng đất riêng để xây dựng cơ nghiệp. Từ đó phân chia Đàng Trong và Đàng ngoài, lấy sông Gianh làm ranh giới, đất nước tạm thời chia cắt trên 200 năm.

Sự việc đưa cả gia đình vào Thuận Hoá để lập nghiệp của Nguyễn Hoàng là một đợt di dời tương đối rắm rõ. Bởi Nguyễn Hoàng và con cháu nhà Nguyên ở Thăng Long và Thanh Hoá cùng với những người thuộc các họ khác muốn tìm vùng đất mới, trốn tránh sự áp bức của chúa Trịnh deu tìm cách chạy vào Thuận Hoá. Trong bối cảnh đó, một bộ phận con em các chỉ tộc họ Đoàn tại Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hoá tìm cách chạy loạn vào phía Nam sông Gianh. Vì vậy, đây cũng là thời kỳ nhất tích rất nhiều chỉ tộc họ Đoàn ti Quảng Bình, Quảng Trị TT- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Vì vậy, cũng thật dễ hiểu khi nhận ra rằng, phần lớn cư dân của Quảng Nam và Quảng Ngãi có xuất xứ từ Thanh Nghệ- Tinh Cũng theo dòng chảy di dời dó, vào khoảng dầu thế kỷ XV, một gia đình thuộc chi tộc họ Đoàn tại Hải Dương đã di dời vào xã Đức Hồng (Đức Thọ) để sinh cơ lập nghiệp. Từ đó phát tích chi tộc họ Đoàn tại xã Đức Hồng, thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Xã Đức Hồng là xã nam sát đường giao thương Bắc Nam. Sau khi Nguyễn Hoàng kéo đại gia đình vào Thuận Hoá cũng là thời điểm đánh dấu sự phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài. Từ do, các dòi quân Đàng Ngoài của chúa Trịnh luôn đón quân vào Hà Tĩnh và phía bắc Quảng Bình tập kết, để chuẩn bị chinh phạt Đàng Trong. Đức Hồng do điều kiện địa lý thuận lợi, là địa điểm nam cận núi, cận sông và sát trục đường giao thông huyết mạch, nên luôn được quân Đàng Ngoài chọn làm địa điểm tập kết, dừng chân nghỉ ngơi, luyện tập binh mã. Trong những đợt dừng chân như vậy, quân lính luôn sách nhiều, bắt bớ các trại trắng trong vùng để bổ sung lực lượng, thậm chí chúng còn cướp của cải, hãm hiếp phụ nữ và đánh đập, bỏ tù những người chống đối.

Đứng trước thảm trạng do, nhiều cư dân của các xã Xuân Hồng, Xuân Lam (Nghi Xuân), Đức Hồng, Đức Thuận, Đức Thịnh (phủ Đức Thọ) đã tìm cách chống đối quan quân chúa Trịnh bằng cách hoặc là tổ chức thành lập các nhóm bán vũ trang chống lại, hoặc chạy di ẩn cư ở các địa phương khác. Một trong những người đó là cụ tổ của chỉ tộc họ Đoàn tại xã Kim Hoa ngày nay (chúng tôi sẽ nói kỳ ở phần sau).

Tự hào là các dòng họ lớn trong đại gia đình các họ tộc đã và đang sinh sống, phát triển trên đất nước Việt Nam, Đoàn tộc đại tồn đã có quá trình lịch sử tồn tại và phát triển hết sức vẻ vang, đóng góp nhiều nhân tài, công sức, góp công rất lớn cho sự hưng thịnh của đất nước.

Xin phép được lược ghi các tên tuổi đã thành danh trong hơn 1.100 năm phát triển của con cháu họ Đoàn (sự liệt kê này còn rất thiếu vì do nguồn tư liệu thu thập chưa đầy đủ).

a. Về Văn

1. Ông Đoàn Bá Khâm, khai khoa dời Lý năm 1050;

2. Ông Đoàn Xuân Lội (Hà Bắc) nhà thơ đời Trần;

3. Ông Đoàn Nhân Công (Hà Tây) dấu Tiến sỹ khoa thi Mậu Thìn 1448;

4. Ông Đoàn Lan (Hải Dương) dậu Tiến sỹ khoa thi Bính Tý 1446;

5. Ông Đoàn Hiếu Chân (Hải Dương) đậu Tiến sỹ khoa thi Kỷ Sửu 1468;

6. Ông Đoàn Mậu (Hải Phòng) đậu Tiến sỹ khoa thi ất Mùi 1475

7. Ông Đoàn Huệ Nhu (Thái Bình) đậu Tiến sỹ khoa thi Đinh Mùi 1487,

8. Ông Đoàn Nhau Thu (Hà Nội) dấu Tiến sỹ khoa thì Nhóm Thu,

9. Ông Đoàn Văn Thông (Hà Nội) đậu Tiến sỹ khoa thì Tân Mùi 1911,

10. Ông Đoàn Đức Phụ (Hải Dương) dấu Tiến sỹ khoa thì Giáp Tuất
11. Ông Đoàn Sỹ Đức (Hà Bắc) đậu Tiến sỹ khoa thi Giáp Tuất 1514,

12. Ông Đoàn Thể Bạt (Hải Dương) dấu Tiến sỹ khoa thi Đinh Mùi 1577,

13. Ông Đoàn Hán (Hải Dương) dấu Tiến sỹ khoa thi Canh Thin 1580:

14. Ông Đoàn Khác Thân (Hải Dương) dấu Tiến sỹ khoa thi Kỷ Sửu

15. Ông Đoàn Kim Sáu (Hải Phòng) dấu Tiến sỹ khoa thi Kỷ Sửu 1584;

16. Ông Đoàn Tuấn Hoà (Hà Bắc) đậu Tiến sỹ khoa thi Bính Thân 1676;

17. Ông Đoàn Quang Duy (Hà Nội) dấu Tiến sỹ khoa thi Cạnh Dân 1710:

18. Ông Đoàn Chủ (Hà Nội, đậu Tiến sỹ khoa thi Cạnh Dân 1710:

19. Ông Đoàn Quang Tỉnh (Thái Bình) dấu Hoàng giáp khoa thi Canh

Dán 1710.

20. Ông Đoàn Văn Bình (TT Huế) dỗ Giải nguyên khoa thi Bính Ngọ

Năm 1846;

21. Ông Đoàn Nhữ Hài (Hải Dương) văn võ kiểm toàn làm quan đời Trần,

22. Ông Đoàn Xuân Lợi (Vĩnh Phú) dạy học tại Quốc tử giám dưới thời Lý Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam)

23. Ông Đoàn Văn Luận (Bắc Ninh) nhà thơ, nhạc sỹ;

24. Bà Đoàn Thị Điểm (Bắc Ninh) là con gái Ông Đoàn Doãn Nghị, sỹ nổi tiếng trong thi dần văn học Việt Nam;

25. Bà Đoàn Lạnh Khương (Hà Nội) nữ thi sỹ thời Hậu Lê;

26. Ông Đoàn Tử Quang (Hà Tĩnh) dầu Cử nhân khoa thi Cạnh Tỷ, lúc 82 tuổi được triều đình bổ nhiệm làm Huấn đạo Hương Sơn (Hà Tĩnh) và về hưu lúc tròn 100 tuổi. Ông thọ 106 tuổi:

27. Ông Đoàn Hữu Trung (TT Huế) danh ỹ đời Tự Đức

28. Ông Đoàn Chí Tuân (Quảng Bình) danh sỹ đòi Tự Đức

29. Ông Đoàn Trí Hối (Bình Định) nhà văn hiện đại;
30. Ông Đoàn Giỏi (Kiên Giang) nhà văn hiện đại;

31. Ông Đoàn Bóng, nhà văn hiện đại,

32. Ông Đoàn Trọng Truyền (TT Huế) Tiến sỹ kinh tế, bảo vệ 1962, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế,

33. Ông Đoàn Mạnh Giao, con của ông Đoàn Trong Truyền, Tiến sỹ, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ;

34. Ông Đoàn Văn Kiểu. Tiến sỹ Mỏ địa chất, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Than-khoáng sản,

35. Ông Đoàn Duy Thành, nguyên Phó Thủ tướng chính phủ;

36. Ông Đoàn Hữu Công (Quảng Nam) còn có bí danh Thuận Yến, nhạc sỹ hiện đại;

37. Ông Đoàn Hạnh Nhân (Ninh Bình, Tiến sỹ Y khoa bảo vệ 1982,

38. Ông Đoàn Đình Diệp (TT- Huế) Tiến sỹ Phật học bảo vệ 1986;

39. Ông Đoàn Nam (Nghệ An) Tiến sỹ kinh tế bảo vệ 1987 tại LB Nga, nay là Trưởng ban đối ngoại UBND tỉnh Nghệ An;

40. Ông Đoàn Minh Duệ (Hà Tĩnh) Tiểu sỹ Triết học bảo vệ 1988 tại Đại học Tổng hợp Lômônôxốp, Mockva, Liên bang Nga; được phong hỏa hàm Phó Giáo sư tháng 12/2007

41. Ông Đoàn Văn Bố (TT- Huế) Tiến sỹ Y khoa bảo vệ 1989 tại Praha,

Tiệp Khắc;
42. Bà Đoàn Thị Hương, Tiến sỹ Văn học, bảo vệ 1990 tại Đại học Tổng hop Lomonoxóp, Mockva, LB Nga;

43. Bà Đoàn Thị Lam Luyến (Hà Nam), nhà thơ hiện đại,

44. Ông Đoàn Văn Thọ (Hà Tĩnh), tiến sỹ Triết học, bảo vệ 1992:

45. Ông Đoàn Duy Thanh (Thái Bình) Tiến sỹ nông nghiệp, bảo vệ 1994;

46. Ông Đoàn Hữu Nghị (Hưng Yên), Tiến sỹ Y dược, bảo vệ 1994;

47. Ông Đoàn Khải (Hải Dương) tiến sỹ Triết học, bảo vệ 1994;

48. Ông Đoàn Văn Minh (Hải Phòng), Tiến sỹ Luật, bảo vệ 1996;

49. Ông Đoàn Phan Tân (Hà Nội) Tiến sỹ Toán lý bảo vệ 1994,

50. Ông Đoàn Duy Hoàng (Thái Bình) Tiến sỹ Quân sự, bảo vệ 1996;

51. Ông Đoàn Nhật Trường (Bình Định) Tiến sỹ địa chất, bảo vệ 1996;

52. Ông Đoàn Tử Huyến (Hà Tĩnh) nhà văn hiện đại, dịch giả nổi tiếng:

53. Ông Đoàn Hoài Sơn (Nghệ An) Tiến sỹ Vật lý, bảo vệ 2006;

b. Về Võ

1. Ông Đoàn Duy Lương, danh tướng thời Ngô Quyền,

2. Ông Đoàn Phúc Thượng (Hải Dương), Trấn thủ Hải Dương:

3. Ông Đoàn Nhữ Hải (Hải Dương), văn võ kiểm toàn dời Trắng

4. Ông Đoàn Phát, danh tướng thời Lê Lợi

5. Ông Đoàn Văn Cát, danh tướng thời Tây Sam

6. Ông Đoàn Công Huyền (Hải Dương), danh tướng đi Hậu Lộc

7. Ông Đoàn Khuê (Quảng Trị) Đại Tưởng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, 
8. Ông Đoàn Phương (Quảng Trị, Trung tướng QĐNDVN
9. Ông Đoàn La (Quảng Trị), Trung tướng QĐNDVN;

10. Ông Đoàn Thành Long (TT- Huế), Thiếu tướng QĐNDVN,

11. Ông Đoàn Sau (Nghe An), Thiếu tướng QĐNDVN:

12. Ông Đoàn Sinh Hương (Quảng Ninh). Trung tướng, Tiến sỹ, Tư lệnh Quân khu 4.

13, Ông Đoàn Duy Khương Trung tướng, Giám đốc Sở Công an Hà Nội

c. Truyền thống

Trong hơn 1.100 năm tồn tại và phát triển, Đoàn tộc đại tôn đã có những truyền thống sau đây:

Là những người con của cộng đồng Việt Nam, con cháu họ Đoàn đã góp phần làm nên những giá trị truyền thống của dân tộc ta mà lớp lớp các thế hệ người dân đất Việt dã xây dựng, đồng thời con cháu họ Đoàn còn có các dức tính quý báu sau dây:

1. Anh dũng quật cường, trọng nhân tài, trong nghĩa khí, trong đạo lý, một lòng xây dựng đất nước, quê hương. Lịch sử họ Đoàn luôn rạng danh hai từ Trung, Nghĩa;

2. Còn cháu họ Đoàn tính tình thẳng thắn, cương trực. Đó là nét truyền thống đẹp tạo nên bản sắc riêng của họ trong cuộc sống thường ngày.

3. Đoàn kết yêu thương, giúp dỡ nhau trong lao động, sản xuất cũng như 4. Không bằng lòng với cuộc sống hiện tại, luôn phần dấu vươn lên nhằm cống hiến, sáng tạo nhiều hơn cho tập thể, cho quê hương. Truyền thống họ Đoàn là một kho tàng giá trị tinh thần quý báu mà mọi thế hệ con cháu họ Đoàn khắp mọi miền tổ quốc đều tự hào, và có nghĩa vụ bởi đáp, bó sung và gìn giữ. Như một dòng sông ngày càng tải nặng phù sa, những giá trị truyền thông tỉnh thân, đạo đức của Đoàn tốc đại tồn sẽ mang đến cho mọi con cháu họ Đoàn niềm sinh khí, sự động viên và tinh thần tự hào để chúng ta vững bước cùng cộng đồng trên con đường lập thân, lập nghiệp, xoá nghèo nàn lạc hậu, xây dựng các chi tộc họ Đoàn ngày càng phồn vinh, kháng cường.

Chia sẻ